Blog kinh nghiệm kiến thức du lich

quang cao
KINH NGHIỆM HAY
Hiển thị các bài đăng có nhãn van-hoa-le-hoi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn van-hoa-le-hoi. Hiển thị tất cả bài đăng

Ngày “giỗ tổ Hùng Vương”hay còn gọi là “Lễ Hội Đền Hùng” là một trong những lễ hội lớn mang tính quốc gia để tưởng nhớ các anh hùng đã có công dựng nước. Phong tục giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành truyền thống văn hóa lâu đời ở nước ta. Đây là ngày mà tất cả mọi người là người Việt Nam trên khắp thế giới về đây để tận hưởng được giá trị của sự bình yên và sự hy sinh của những đồng bào có công và các Vua Hùng dựng nước. Đó là ngày hội toàn quốc, toàn dân và trong tâm thức dân gian Việt Nam nó mang tính thiêng liêng cao cả nhất. Lễ Hội được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, VIệt Trì, Phú Thọ.

Ngày giỗ tổ Hùng Vương đã được công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam thể hiện rõ đạo lý “uống nước nhớ nguồn” hay “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” như một tinh thần văn hóa Việt Nam. Ngày này cũng được chính phủ Việt Nam cho phép những người lao động được nghỉ lễ kể từ năm 2007. Nhân dân Việt Nam có câu lưu truyền từ xa xưa:
”’Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”’
“Lễ Hội Đền Hùng” gồm có 2 phần: Phần tế lễ và phần Hội.
Phần tế lễ được tiến hàng rất trọng thể mang tính quốc lễ, lễ vật dâng cúng là “1 con lợn, 1 con bò, 1 con dê” hay thường gọi là Lễ Tam Sinh, bánh chưng, bánh dày và xôi nhiều màu, nhạc khí là trống đồng cổ. Sau khi một hồi trống đồng vang lên, các vị chức sắc vào tế lễ dưới sự điều khiển của chủ lễ. Tiếp theo đến các cụ bô lão của làng xã sở tại quanh đền Hùng vào tế lễ. Sau cùng là nhân dân và du khách hành hương vào tế lễ trong các đền thờ, tưởng niệm các vua Hùng.
Phần tế lễ xong là đến phần hội. Năm nào cũng vậy ở Lễ Hội Đền Hùng thường tổ chức cuộc thi kiệu của các làng xung quanh, làng nào cũng háo hức tham gia rước đám linh đình nên không khí lễ hội trở nên náo nhiệt hơn.Nếu như kiệu của làng nào được giải nhất năm nay thì đến kỳ hội sang năm sẽ được thay mặt các kiệu còn lại rước lên Đền Thượng để triều đình cử hành quốc lễ. Do vậy nếu kiệu nào được giải nhất thì đó là vinh dự và niềm tự hào lớn lao của dân làng ấy. Tuy nhiên để có được các đám rước mâm cỗ kiệu đẹp lộng lẫy thì người dân đã phải chuẩn bị rất công phu và chu đáo từ trước. Những khó khăn vất vả ấy đối với họ không đáng gì, mà điều quan trọng là họ đã vượt qua để đến với cái linh thiêng cao thượng và hướng về tổ tiên giống nòi. Đó là đời sống tâm linh của dân chúng, được biểu hiện rõ nét qua một hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian cổ truyền mang tính cộng cảm với cộng mệnh sâu sắc. Sinh hoạt văn hóa dân gian này đã thành nhu cầu không thể thiếu được đối với các cộng đồng làng xã cư trú quanh đền Hùng.
Mỗi một đám rước kiệu có 3 cỗ kiệu đi liền nhau, chúng đều được sơn son, thiếp vàng, chạm trổ rất tinh xảo. Cỗ kiệu đi đầu bày hương hoa, đèn nhang, trầu cau, chóe nước và bầu rượu. Cỗ kiệu thứ 2 có đặt hương án, bài vị của Thánh, có lọng và quạt cho với nhiều sắc màu trang hoàng tôn nghiêm. Cỗ thứ 3 rước bánh chưng và bánh dày, 1 cái thủ lợn luộc để nguyên, đi sau 3 cỗ kiệu này là các vị quan chức và bô lão trong làng. Các vị chức sắc thì mặc áo thụng theo kiểu các bá quan triều đình, còn các cụ bô lão cũng mặc áo thụng đỏ, hoặc mặc quần trắng, áo the, đầu đội khăn xếp. Trong hội đền Hùng, nhân ngày giỗ Tổ có tiến hành nghi lễ hát thờ (tục gọi là hát Xoan). Đây là một lễ thức rất quan trọng và độc đáo.Mở đầu, ông trùm phường Xoan Kim Đức – phường nổi tiếng – cùng chủ tế đứng trước hương án hát chúc bằng bài khấn nguyện. Sau đó là một kép trẻ đeo trống nhỏ trước ngực ra làm trò giáo trống, giáo pháo. Tiếp theo, bốn cô đao ra hát thơ nhang và dâng hương bằng giọng hát lề lối. Rồi đến những bài ca ngợi thánh thần kết thúc phần nghi lễ của Xoan.
Ngoài sân đền Hạ, ở nơi thoáng đãng có đu tiên. Mỗi bàn đu có hai cô tiên (cô gái Mường trẻ mặc đẹp) ngồi. Đu quay được là do các cô luân phiên lấy chân đạp đất. Đu tiên là trò chơi đẹp mắt, nhịp nhàng của phụ nữ. Xung quanh khu vực dưới chân núi Hùng là các trò diễn và trò chơi dân gian cổ truyền, diễn ra rất sôi động, được nhiều người tham dự như trò chơi ném côn, chơi đu, đầu vật, chọi gà,… Những trò đánh cờ người và tổ tôm điếm được các cụ cao niên tâm đắc. Còn các đám trai gái tụm năm, tụm ba trên các đồi đó trổ tài hát ví, hát trống quân hoặc hát đối đáp giao duyên…Tối đến có tổ chức hát chèo, hát tuồng ở các bãi rộng ngay cửa đền Hạ hoặc đền Giếng…
Trải qua bao thời đại lịch sử tuy có lúc thịnh lúc suy nhưng lễ hội Đền Hùng thì đều được tổ chức hàng năm. Điều này đã thể hiện rõ bản lĩnh phi thường và nền văn hiến rực rỡ, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Người dân hành hương về đất Tổ không hề có sự phân biệt tôn giáo, chỉ cần là người Việt Nam thì trong tâm khảm họ đều có quyền tự hào là con cháu muôn đời của vua Hùng. Bởi vậy, hễ ai là người Việt Nam nếu có sẵn tâm thành và lòng ham muốn hành hương về đất Tổ thì tự mình có thể thực hiện ước nguyện chính đáng đó một cách dễ dàng và thuận tiện.

Tết nguyên đán có từ thời Hùng Vương với truyền thuyết Lang Liêu. Ngày tết, dân tộc ta có nhiều truyền thống Phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam hay như: khai bút, khai canh, hái lộc, chúc Tết, du xuân, mừng thọ…

ong-do-ngay-tet
Sau đây wikidulichhay sẽ cùng các bạn điểm qua một vài phong tục hay trong dịp Tết cổ truyền này nhé.
1, “Tống cựu nghênh tân”
Cuối năm, gia đình nào cũng quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế và mọi vật dụng trong nhà.
tong-cuu-nghenh-tan
Ông bà, cha mẹ thường nhắc nhở con cháu từ phút giao thừa trở đi không được quấy khóc, không nghịch ngợm, cãi cọ nhau, không nói tục, chửi bậy, không vứt rác bừa bãi, cha mẹ, anh chị em cũng không được quở mắng, tra phạt con em, mọi người gặp nhau tay bắt mặt mừng, kể cả người lạ.
le-tet2
Đối với bà con xóm giềng, dù cho năm cũ có điều gì không phải hay có điều tiếng, xích mích thì đến năm mới đều cho qua, không để bụng.
2, Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi
Ai cũng hy vọng một năm mới dồi dào sức khỏe, an khang thịnh vượng, phát tài phát lộc…Người ta tin rằng, ngày đầu năm mới, được người vui vẻ, dễ tính, tốt nết đến nhà trước nhất thì cả năm trong nhà mọi việc đều thuận lợi. Người đến trước nhất là người “xông nhà, xông đất”.
hai-loc
Sau giao thừa, có tục mừng tuổi chúc tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Ông bà, cha mẹ cũng chuẩn bị một ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích.
sum-hoi-gia-dinh
3, Quà tết, lễ tết
Việc biếu quà tết để biểu lộ mối ân tình là điều đáng quý như: học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ…Quà tết đó thể hiện tình cảm chứ không nặng về giá trị hàng hóa của nó.
le-tet4
Vào dịp tết, con cháu thường tổ chức mừng thọ cho ông bà, bố mẹ vào dịp lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần…Đây cũng là dịp con cháu tụ tập đông vui, công việc rảnh rỗi, có điều kiện tri ân các bậc sinh thành.
le-tet
Từ xa xưa, vào dịp năm mới, người có chức tước khai ấn, học trò sỹ phu khai bút, nhà nông khai canh, thợ thủ công khai công, người buôn bán mở cửa hàng lấy ngày: Sĩ, Nông, Công, Thương “Tứ dân bách nghệ”, ai cũng muốn năm mới vận hội hanh thông, làm ăn suôn sẻ, đầu xuân chọn ngày tốt để bắt tay lao động sớm, tránh tình trạng cờ bạc rượu chè, hội hè đình đám, vui chơi quá đà. Đây là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mà mỗi người dân đất Việt cần phát huy và gìn giữ.

du lịch lễ hội  là các chương trình du lịch thăm quan các địa điểm lễ hội nổi tiếng như Chùa Hương, Tây Thiên, Yên Tử, Đền Trần, Đền Hùng…Bài viết này wikidulichhay sẽ giúp quý khách hiểu rõ hơn về du lịch lễ hội là gì cũng như các địa điểm du khách có thể thăm quan vào dịp đầu xuân cũng như trong cả năm.

Khái niệm kinh nghiệm du lịch lễ hội gồm 2 phần: phần nghi lễ và phần hội
Phần nghi lễ:
Các lễ hội dù lớn hay nhỏ đều có phần nghi lễ với những nghi thức nghiêm túc, trọng thể mở đầu ngày hội theo không gian và thời gian. Phần nghi lễ mở đầu ngày hội bao giờ cũng mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, một vị anh hùng dân tộc lỗi lạc có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển xã hội.
Nghi thức lễ tế nhằm bày tỏ lòng tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được thiên thời, địa lợi nhân hòa và sự phồn vinh hạnh phúc. Nghi lễ tạo thành nền móng vững chắc, tạo một yếu tố văn hóa thiêng liêng, một giá trị thẩm mỹ đối với toàn thể cộng đồng người đi hội trước khi chuyển sang phần xem hội.
du-lich-le-hoi
Du lịch lễ hội
Phần hội:
Phần hội diễn ra những hoạt động biểu tượng điển hình của tâm lý cộng đồng, văn hóa dân tộc, chứa đựng những quan niệm của dân tộc đó với thực tế lịch sử, xã hội và thiên nhiên. Trong hội thường có những trò vui, những đêm thi nghề, thi hát, tượng trưng cho sự nhớ ơn và ghi công của người xưa.
Tất cả những gì tiêu biểu cho một vùng đất, một làng xã được mang ra phô diễn, mang lại niềm vui cho mọi người. Các chàng trai, cô gái đi hội là cái cớ để được gặp nhau, tìm nhau. Phần hội thường gắn liền với tình yêu, giao duyên nam nữ nên có phong vị tình.
Hội làng người Việt ở đồng bằng sông Hồng là loại lễ hội truyền thống rất tiêu biểu cho làng xã nông thôn Việt Nam và truyền thống của người Việt Nam. Tại lễ hội này, người ta thường diễn những sinh hoạt thường niên do nhu cầu tồn tại và phát triển cộng đồng, mặt khác cũng là để cân bằng sinh thái và tâm lý của người lao động nông nghiệp.
Lễ hội cũng có rất nhiều quy mô khác nhau, có hội làng, hội vùng và hội cả nước, nhưng đều phải có một làng làm gốc, là nơi tổ chức. Bởi làng là tổ chức thuần Việt và là cơ cấu gốc của xã hội cổ truyền. Bản sắc dân tộc ở từng làng quy tụ thành bản sắc dân tộc chung của Việt Nam.
Lễ hội xuất hiện vào thời điểm linh thiêng của sự chuyển tiếp giữa hai mùa, đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ lao động, chuẩn bị bước sang một chu kỳ mới.
Dân gian ta có câu:
“Tháng giêng ăn Tết ở nhà
Tháng hai cờ bạc,
tháng ba hội hè”
Nói thế không có nghĩa là hội hè chỉ tập trung vào tháng ba, chủ yếu tập trung vào mùa xuân; ngoài ra còn có cả hội thu.

Điều kiện phát triển du lịch lễ hội

Nhìn sang đất nước Thái Lan chúng ta có thể thấy, người Thái đã rất thành công trong việc biến những lễ hội truyền thống của riêng dân tộc mình thành ngày hội chung của khách thập phương với đầy đủ các dân tộc từ các màu da. Để làm được điều này, Việt Nam cần có những định hướng phát triển đúng đắn tạo điều kiện phát triển du lịch lễ hội.
Cần hạn chế tiêu cực, các tệ nạn xã hội trong các lễ hội truyền thống.
Những địa điểm quanh khu vực lễ hội cần có thêm một số dịch vụ giải trí lành mạnh cho khách tham quan.  Những tệ nạn xã hội như móc túi, cờ bạc, lừa đảo… phải được kiểm soát chặt chẽ. Cơ sở vật chất đường sá, hạ tầng phải được nâng cấp để phục vụ khách một cách thuận lợi nhất.
Cần phải chấn chỉnh lại công tác tổ chức mang tính chuyên nghiệp hơn.
Để tổ chức lễ hội dân gian vừa phục vụ phát triển du lịch, vừa giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, ngành văn hóa cần kết hợp với ngành du lịch, chính quyền địa phương rà soát lại các lễ hội dân gian loại bỏ đi các tín ngưỡng mê tín dị đoan.
Cần chú trọng công tác xúc tiến, quảng bá về lễ hội dến với mọi đối tượng
Để đảm bảo phát huy tính hiệu quả, chính quyền địa phương cũng cần làm tốt công tác quảng bá, giới thiệu về lễ hội trên các kênh thông tin khác nhau. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng cần nắm được các thông tin cần thiết về lễ hội tại các địa phương để xây dựng chương trình du lịch, lên kế hoạch tổ chức và quảng bá phù hợp nhằm hấp dẫn và thu hút du khách trong và ngoài nước.
Phải tôn trọng giá trị văn hóa thực chất của lễ hội
Để giữ gìn tính nguyên gốc của lễ hội, các cơ quan chức năng cần ủy nhiệm, điều phối và phân công các nhà nghiên cứu có tri thức về văn hóa lễ hội, những người có chuyên môn làm việc với ban tổ chức, giúp khẳng định đâu là giá trị cốt lõi của lễ hội ở địa phương mình, ai sẽ là người thực hành các giá trị đó và thực hành như thế nào để lễ hội gìn giữ, phát huy được nét đẹp văn hóa vốn có. 

ý nghĩa du lịch của lễ hội

Với số lượng 7.039 lễ hội dân gian (theo thống kê chính thức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2008) trải rộng khắp các làng quê, vùng, miền trên cả nước, có thể thấy Việt Nam có tiềm năng vô cùng to lớn để phát triển du lịch.
Lễ hội và du lịch luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Những hội làng tưng bừng thuở xưa, cho dù chưa xuất hiện thuật ngữ du lịch, đã luôn hấp dẫn những người tham gia từ các làng khác, vùng khác hay ít nhất cũng là những làng kết chạ hay có quan hệ mật thiết với làng có lễ hội. 
Lễ hội dân gian đáp ứng nhu cầu giải trí, thưởng ngoạn của khách du lịch. Khách du lịch ngày càng tìm đến những lễ hội dân gian nhiều hơn do bản chất của du lịch là tìm đến những gì là mới và lạ để được thưởng ngoạn cảnh đẹp, được khám phá cuộc sống hay những đặc sản địa phương và để vui chơi, giải trí.
Gắn với du lịch, vai trò giải trí của lễ hội dân gian được nâng cao, cả về mặt tinh thần và vật chất, nhưng cao hơn đó là việc giải tỏa về mặt tâm linh cho con người. Sự cân bằng tâm lý, giảm bớt sự căng thẳng trong cuộc sống để tạo ra sự bình tâm cho mỗi con người là yếu tố tích cực của lễ hội dân gian.

Giới thiệu về du lịch lễ hội

Các địa điểm du lịch lễ hội ở Việt Nam đầu xuân 2018

Chùa Bái Đính
chua-bai-dinh
Chùa Bái Đính là một quần thể chùa nằm trên núi Bái Đính ở Gia Viễn – Ninh Bình. Với kiến trúc đồ sộ, hoành tráng, mang đậm bản sắc truyền thống, Bái Đính đã trở thành một điểm đến hấp dẫn của Ninh Bình.
>>Tham khảo chương trình tour chùa Bái Đính giá 650.000 VND: Du lịch lễ hội 2018: Chùa Bái Đính 650K
Chùa được xác lập bởi Trung tâm kỷ lục Việt Nam với nhiều kỷ lục như: Khu chùa rộng nhất Việt Nam; hai quả chuông lớn nhất Đông Nam Á; Tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á; Khu chùa có giếng lớn nhất Việt Nam; chùa có nhiều tượng La Hán lớn nhất Việt Nam;… Lễ hội chùa Bái Đính là lễ hội vào mùa xuân, diễn ra từ chiều ngày mùng 1 Tết, khai mạc ngày mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3.
Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần. Phần nghi lễ gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, lễ tế thần Cao Sơn, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Lễ hội được bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu mang bài vị thờ Đức Thánh Nguyễn, Thần Cao Sơn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ tới khu chùa mới để tiến hành phần hội.
Phần hội chùa Bái Đính gồm có các trò chơi dân gian, vãn cảnh chùa,  thăm thú hang động, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Ca trù, Xẩm đất Cố đô.
Địa chỉ: Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình
Yên Tử
chua-dong-yen-tu
Khu di tích Yên Tử nằm trong cánh cung núi trùng điệp của khu vực Đông Bắc, đỉnh Yên Tử có chùa Đồng ở độ cao 1.068 m so với mặt nước biển. Từ xưa, núi rừng Yên Tử đã nổi tiếng là nơi ngoạn mục và được liệt vào Danh sơn đất Việt. Khu danh thắng Yên Tử thuộc xã Thương Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh bao gồm một hệ thống chùa, tháp, am và rừng cây cổ thụ cùng với cảnh vật thiên nhiên, nằm rải rác từ dốc Đỏ đến núi Yên Tử theo chiều cao dần.
Lễ hội Yên Tử được bắt đầu từ ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Sau phần nghi lễ dưới chân núi Yên Tử là cuộc hành hương với hàng vạn người đến chùa Đồng ở trên đỉnh núi. Du khách đến lễ hội Yên Tử để thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ, được tách mình khỏi thế giới trần tục. 
Địa chỉ: Thương Yên Công, tp. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Chợ Viềng
cho-vieng
Chợ Viềng họp thuộc thôn Trung Thành, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định về đêm, giữa cảnh tranh tối tranh sáng nên người đi chợ phải đến từ xẩm tối, và ra về khi trời cũng đã nhọ mặt người. Chợ mở chính thức vào ngày mồng 8, nhưng ngay từ chiều ngày mồng 7 tháng Giêng đã có rất nhiều người ở khắp các địa phương mang hàng hóa về bày bán.
Du khách đến với hội chợ Viềng, không thể bỏ qua: đi đền Trình, lễ Đền Phủ Giầy…; mua một món đồ hoặc một cây bán tại chợ; mua đồ nông cụ và một miếng thịt bò… để lấy phước về nhà. Chợ Viềng xuân biểu thị cho nền kinh tế phồn thực của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cộng đồng.
Địa chỉ: Thôn Trung Thành, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định

Đền Bà Chúa Kho
den-ba-chua-kho
Đền Bà Chúa Kho ở làng Cô Mễ – một làng ven chân núi kho, nằm bên bờ sông Cầu thuộc địa phận thị xã Bắc Ninh, thu hút hàng chục ngàn người hành hương tới xin lộc hàng năm. 
Đền Bà Chúa Kho là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách thập phương bởi không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị mà còn mang lại tài lộc đầu năm về cho gia đình và người thân các khách phương xa. Hàng năm cứ từ mồng 10 tháng Giêng âm lịch, du khách từ khắp nơi lại lũ lượt đổ về đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh để cầu tài cầu lộc, quan trọng nhất là vay tiền Bà Chúa Kho, mong cho một năm mới công việc xuôi thuận, phát tài.
Địa chỉ: Cổ Mễ, Đáp Cầu, tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh

Hội Lim
hoi-lim
Hội Lim ở thị trấn Lim, Tiên Du, Bắc Ninh là lễ hội đặc sắc vùng Quan họ. Đến hội Lim, khách du xuân được xem và nghe hát trên đồi, hát sau chùa, hát trên thuyền và hát trong các tư gia (hát trong nhà); lại có thể nghe hát đối từng cặp (đôi nam, đôi nữ), hoặc “bọn” nam, nữ. Không biết bởi duyên trời hay tình người Quan họ đằm thắm mà giã bạn rồi, du khách thập phương cứ vương vấn mãi câu hát “Người ở đừng về”… Và vì thế, cứ 12, 13 tháng Giêng hàng năm, không hẹn mà gặp, người người nô nức kéo về vùng Lim trẩy hội.
Cũng như các lễ hội truyền thống khác, hội Lim cũng có những hoạt động nghi lễ trang nghiêm, thành kính nhằm tôn vinh công đức các vị thần như lễ rước, lễ tế hay các trò hội dân gian mua vui, thi tài. Sáng sớm ngày 13 là lễ rước kinh từ chùa Trũng tới chùa Hồng Ân, sau những nghi thức tế lễ, đoàn rước đón nước thiêng từ chùa Hồng Ân trở về chùa Trũng. Kết thúc lễ rước, vào lễ khai hội.
Khách hành hương, trẩy hội Lim còn được xem nhiều hoạt động văn hóa truyền thống khác của địa phương, hay tham dự các trò chơi đu bay, chọi chim, chọi gà, đấu vật, tổ tôm điếm… vốn là những trò chơi của hội làng cổ truyền mà hội Lim vẫn giữ lại như một di sản.
Địa chỉ: Thị trấn Lim, Tiên Du, Bắc Ninh

Chùa Hương
Chua-Huong
Khai hội từ mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch, lễ hội chùa Hương là lễ hội lớn nhất và diễn ra dài nhất trong năm, được tổ chức tại khu danh thắng Hương Sơn, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chùa Hương – Nam Thiên Đệ Nhất Động – nơi được phật tử khắp nơi giành ưu tiên tới thăm và lễ bái. Chùa Hương là một tập hợp nhiều động, nhiều chùa trong một tổng thể cấu trúc kết hợp vừa thiên nhiên, vừa nhân tạo bao gồm núi, đồi, hang, động, suối rừng, chùa tháp…
Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật – nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn bay bổng hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.
Địa chỉ: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Đền Gióng (Sóc Sơn)
den-giong
Nằm trên địa bàn huyện Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội 35km về phía Bắc, khu di tích đền Gióng dưới chân núi Vệ Linh là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã được Bộ VHTT xếp hạng từ năm 1962. Nơi đây tương truyền còn in đậm dấu vó ngựa sắt của vị anh hùng Thánh Gióng, nhân vật đầy tính huyền thoại tượng trưng cho tinh thần quật cường chống ngoại xâm của dân tộc.
Hội Gióng Sóc Sơn được tổ chức hàng năm vào mồng 6 tháng Giêng, là dịp để khách thập phương trẩy hội đầu năm, dâng hương tưởng nhớ thánh Gióng – vị anh hùng thần thoại. Không khí tưng bừng, náo nhiệt của lễ hội với sự góp mặt của 54 tổng, 124 xã với nhiều lễ, hội như lễ rước voi, tiễn ngà voi, tiễn hoa tre, khiển tướng…
Du khách đi dự lễ hội trở về thế nào cũng phải có trong tay những túm hoa tre nhuộm phẩm xanh, phẩm đỏ để lấy phước, cầu may cho mình trong năm mới. Ngoài dịp này, du khách còn đến trẩy hội khá đông trong 3 tháng mùa xuân và 3 tháng cuối năm.
Địa chỉ: Thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Đền Hùng
den-hung
Mặc dù tới ngày 10/3 mới là ngày Giỗ tổ Hùng Vương, tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu của năm mới, như thường lệ hằng năm, du khách thập phương trên khắp mọi miền đất nước đã hành hương về “Đất Tổ”, bái lễ, câu an cho cả năm ở Đền Hùng.
Lễ hội Đền Hùng – nơi thu hút hàng chục ngàn người tham gia.
Địa chỉ: Hy Cương, tp. Việt Trì, Phú Thọ

Chùa Keo
Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam. Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo.
Từ thành phố Nam Định, qua cầu Tân Đệ, rẽ phải, theo đê sông Hồng, đi khoảng 10km là đến chùa. Nằm ở chân đê sông Hồng giữa vùng đồng bằng, chùa Keo với gác chuông như một hoa sen vươn lên giữa màu xanh bát ngàn của quê lúa Thái Bình.
Chùa thờ Không Lộ, có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông, được phong làm Quốc sư. Trong ngày lễ hội vào 14 tháng Giêng âm lịch hằng năm, ngoài lễ Phật, du khách còn có thể tham gia các trò chơi bắt vịt, thi thổi cơm và ném pháo…
Địa chỉ: Xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
Côn Sơn – Kiếp Bạc
con-son-kiep-bac
Là hai tích lịch sử nổi tiếng của huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa Côn Sơn tọa lạc trên xã Cộng Hòa, nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng- Kỳ Lân cách Hà Nội khoảng 70km. Chùa là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm thời Trần được trùng tu mở rộng năm 1304 và được Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp vào hạng quốc gia.
Còn đền Kiếp Bạc thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo là nơi thờ phụng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Cái tên Kiếp Bạc là ghép từ tên của hai vùng Vạn Yên(làng Kiếp) và Dược Sơn(làng Bạc). Vị trí của đền rất đặc biệt là nằm gần Lục Đầu Giang là nơi hội tụ của sáu con sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và nhánh chính của con sông Thái Bình. Đền cách Hà Nội khoảng 80km theo quốc lộ số 1 đến Bắc Ninh rẽ sang đường quốc lộ số 18 và cách chùa Côn Sơn khoảng 5km.
Địa chỉ: Xã Cộng Hòa, Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Đầu năm đi lễ đền Trần
den-tran
Nằm trên địa bàn xã Lộc Vượng, huyện Mỹ Lộc, thành phố Nam Định, đền Trần là nơi thờ 14 vị vua đời Trần. Những ngày đầu năm mới, khách thập phương kéo về đền Trần rất đông với mong muốn cầu xin một năm mới an lành, con cái học hành thành đạt.
Với người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận, đầu năm đi lễ đền Trần đã trở thành nếp sinh hoạt văn hóa của không ít gia đình. Vào đền thắp nhang cầu xin cho gia đình một năm mới bình an, con cái học hành tấn tới.
Hàng chục ngàn người đổ về Đền Trần để xin ấn chỉ với mong muốn có nhiều may mắn
Đền Trần có ba ngôi: Đền chính để thờ ngai vàng, hai bên hông đền chính là đền thờ 14 vị vua Trần và đền thờ các vương hậu.
Gia đình nào có con em đang học hành thi cử, thế nào cũng phải đến đền Trần, vì tương truyền nếu ai xin được ấn của đền Trần, người đó sẽ học hành tấn tới, thi cử đỗ đạt, con đường công danh được thăng tiến, vẻ vang.
Chính vì thế, từ mùng 1 đến 15 (Âm lịch), khách thập phương kéo về đền Trần rất đông. Lễ Khai ấn chính thức bắt đầu vào giờ tý (23g) đêm 14 tháng giêng Âm lịch, nhưng người dân không chỉ đợi đến đúng thời khắc đó mới đến đền Trần.
Ngay từ mùng 1 Tết, khách đã nườm nượp đến viếng đền. Gia đình nào cũng mang con em đi cùng, sau khi thắp nhang nơi đền chính, họ đưa con em sang đền thờ 14 vị vua Trần. Một cách ôn lại lịch sử, tưởng nhớ các vị vua Trần.
Địa chỉ: Xã Lộc Vượng, huyện Mỹ Lộc, thành phố Nam Định
Lễ hội đền Thánh Tản Viên
le-hoi-tan-vien
Nhắc tới Ba Vì không thể không nhắc tới hình ảnh núi Ba Vì- đó là ngọn núi kỳ vĩ và linh thiêng gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh – Đức Thánh Tản. Hiện nay, trên địa bàn huyện Ba Vì có gần 80 điểm thờ Tản Viên Sơn Thánh. Đó là những minh chứng cho sự ảnh hưởng mạnh mẽ về hình tượng Đức Thánh Tản trong tín ngưỡng dân gian của người Việt- nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Ba Vì.
Cụm di tích đền Hạ- đền Trung- đền Thượng, thờ Đức Thánh Tản Viên thuộc địa phận hai xã Minh Quang và Ba Vì. Đền Thượng hay còn gọi là chính cung Thần Điện. Theo truyền thuyết và Ngọc phả có liên quan cho rằng, đền Thượng có từ thời An Dương Vương.
Đền có vị trí và kiến trúc độc đáo, một mái lộ thiên lợp ngói và một mái ngầm dưới lòng tảng đá lớn nằm ở độ cao 1.227m bên sườn núi Ba Vì. Đền Trung hay còn gọi là Trung cung, tọa lạc ở lưng chừng núi Ba Vì.
Đền thờ bà Ma Thị Cao Sơn,vị thần chủ cai quản núi Tản Viên, đồng thời cũng là mẹ nuôi của Đức Thánh Tản. Đền Hạ còn gọi là Tây cung, nằm dưới chân núi Tản, bên bờ sông Đà. Theo truyền tích kể lại, đây là nơi anh, em Sơn Tinh trên đường từ động Lăng Xương sang núi Tản kiếm củi, vì trời tối không về kịp nên phải dựng lều nghỉ lại. Về sau, nhân dân đã lập miếu thờ để tưởng nhớ Ngài và gọi là đền Hạ.
Lễ hội tại cụm di tích đền Thượng, đền Trung, đền Hạ được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng giêng hàng năm.
Các nghi thức truyền thống của lễ hội đều được phục dựng theo truyền thống như: Lễ rước nước từ đền Hạ lên đền Trung; lễ hiến thánh 5 thôn- xã Minh Quang, lễ dâng hương tại các đền và các trò chơi dân gian gồm: kéo co, bắn nỏ, đi cà kheo, đẩy gậy, cờ

Chương trình tour du lịch lễ hội 2018

Tour du lịch lễ hội 1 ngày chùa Bái Đính.

Sáng: Hà Nội – Bãi Đính – Tràng An (Ăn trưa)
8h00: Đoàn xe và đội ngũ HDV chuyên nghiệp sẽ đón quý khách tại điểm hẹn và hành hương về nơi đất phật Chùa Bái Đính, Khu Tràng An (cách Hà Nội 120km về phía nam- khoảng 3 tiếng đi). Trên đường đi, quý khách ngồi trên xe quý khách ngắm cảnh vùng nông thôn Việt Nam trôi dọc theo quốc lộ 1A, ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đất nước cùng với Vietskytourism
11h00: Sau khi đến nơi, quý khách bắt đầu đi thăm quan và thắp hương cúng bái tại chùa Bái Đính – quần thể chùa lớn nhất Việt Nam với khuân viên hơn 539ha với 27ha khu chùa cổ và hơn 80ha khu chùa mới. Là nơi lưu giữ kho tượng phật bằng đồng được dát vàng lớn nhất Việt Nam cũng như của Châu Á , chùa có hành lang LA HÁN dài nhất Châu Á. nơi đây đã được cung nghinh viên xá lợi Phật Tổ Của ấn Độ đầu tiên tại Việt Nam vào 2010 cũng như là nơi được đăng cai đại hội phật đản Vesak 2014 của thế giới. cùng với đó là vô vàn các hang động , các đền thờ nằm trong lòng núi rừng hoang sơ và kỳ bí, linh thiêng.
13h00: Quý khách sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản nổi tiếng tại các nhà hàng quanh đây, đặc biệt là những món chay giả mặn vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng khiến thực khách sẽ vô cùng thích thú.
chua-bai-dinh
Trưa : Bái Đính – Tràng An – Hà Nội
14h00: Xe đưa quý khách ra bến thuyền xuôi theo dòng Sào Khê để tìm về những danh lam thắng cảnh , những hang động huyền bí mà vô cùng sinh động với những núi đã vôi muôn hình muôn vẻ vô cùng bắt mắt và gợi nhiều liên tưởng như ở hang sáng , hang tối , những hang xuyên thủy như hang Mây, Sinh Dược , Địa Linh.
Có những hang còn có những rễ cây cổ thụ hàng ngàn năm che phủ cả miệng hang như hang Vồng , hang Núi Cơm và còn nhiều thắng cảnh khác nữa – đây được mệnh danh là Hạ Long trên cạn – cực kỳ huyền bí và đẹp lạ hoang sơ, bí ẩn, là sự kết hợp hài hòa giữ núi rừng và sông hồ. 
16h00: Quý khách tạm biệt nơi đây , quay trở lại Hà Nội, kết thúc 1 tour du lịch trong nước tốt đẹp.
18h00: Về đến điểm hẹn ban đầu tại Hà Nội. Chia tay đoàn, tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong những chuyến đi tiếp theo cùng chúng tôi.

Xem thêm>>

Xem thêm>>

Xem thêm>>

Xem thêm>>

Xem thêm>>